duong-vanh-dai-4-tphcm

Quy hoạch dự án đường vành đai 4 Hà Nội

Đường vành đai 4 Hà Nội đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt vào năm 2013, tổng vốn đầu tư lên tới 66.500 tỷ VND. Đây là một trong những tuyến giao thông trọng điểm của Hà Nội, dự kiến sẽ được khởi công & hoàn thành trong giai đoạn năm 2021 – 2025. 

Quy hoạch đường vành đai 4 Hà Nội

Lộ trình xây dựng

Theo quy hoạch, dự án đường vành đai 4 Hà Nội có chiều dài 98 km, đi qua địa phận 14 quận huyện trực thuộc 3 tỉnh/thành phố là Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Trong đó:

Địa phận Hà Nội (Chiều dài khoảng 56.5 km):

  • Bắt đầu từ km 3+695 đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (Điểm đầu), thuộc xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn nối đến khu đô thị Mê Linh thuộc huyện Mê Linh.
  • Từ khu đô thị Mê Linh vượt qua sông Hồng bằng cầu Hồng Hà, kéo dài đến xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
  • Từ Hồng Hà – Đan Phượng cắt ngang quốc lộ 32, nối đến xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức.
  • Từ Đức Thượng – Hoài Đức cắt ngang đại lộ Thăng Long (Km 12 + 600), nối đến quốc lộ 6, đoạn thuộc phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông.
  • Từ quốc lộ 6 nối đến quốc lộ 1A, đoạn thuộc xã Văn Bình, huyện Thường Tín.
  • Từ địa phận Thường Tín, vượt qua sông Hồng bằng cầu Mễ Sở, nối sang huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Địa phận Hưng Yên (Chiều dài khoảng 20.3 km):

  • Từ địa phận huyện Khoái Châu chạy qua các huyện Yên Mỹ, Văn Giang, Văn Lâm, nối đến quốc lộ 5 (Km 17+900), gần trạm thu phí Hà Nội – Hải Phòng.
  • Từ quốc lộ 5 vượt qua đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, nối đến huyện xã Nguyệt Đức, Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Địa phận Bắc Ninh (Chiều dài 21.2 km):

  • Từ xã Nguyệt Đức giao cắt với quốc lộ 38 tại xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành.
  • Từ Trạm Lộ vượt qua sông Đuống bằng cầu Hồ, nối với đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long tại xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh (Điểm cuối).
ban-do-quy-hoach-duong-vanh-dai-4-ha-noi

Bản đồ quy hoạch đường vành đai 4 Hà Nội

Quy mô xây dựng

Vành đai 4 Hà Nội có tổng diện tích quy hoạch khoảng 1.230 ha, chia thành 2 phần:

  • Đường cao tốc (Loại A): Nằm ở giữa, rộng khoảng 120 m, gồm 6 làn xe cao tốc, có hành hang cây xanh, vận tốc thiết kế 100 km/h.
  • Đường song hành (Đường gom): Nằm 2 bên đường cao tốc, quy mô khoảng 2 làn xe, được xây dựng tùy theo nhu cầu vận tải, sự phát triển của đô thị xung quanh.

Bên cạnh đó, trên tuyến đường còn có 12 nút giao thông trọng điểm cùng hàng loạt các cầu vượt, hầm chui, đảm bảo các phượng tiện có thể lưu thông dễ dàng nhất.

duong-vanh-dai-4-tphcm

Vành đai 4 Hà Nội sẽ được áp dụng hệ thống quản lý giao thông thông minh – Ảnh minh họa

Tác động của dự án đường vành đai 4 Hà Nội

Cải thiện giao thông thành phố

Ngột ngạt, ùn tắc kéo dài, đó đã trở thành câu chuyện thường ngày đối với người dân thủ đô Hà Nội. Có những đoạn đường chỉ dài khoảng 1 – 2 km, nhưng có tới hàng chục tòa chung cư nằm dọc 2 bên, lúc nào cũng kẹt cứng người qua lại, những hôm cao điểm phải mất tới cả tiếng đồng hồ mới đi qua được.

Mặc dù Hà Nội đã có tới 5 tuyến đường vành đai (1 – 2 – 2.5 – 3 – 3.5) cộng thêm thành phố đã đưa ra nhiều giải pháp như dịch chuyển bến xe, nhà máy, xí nghiệp, trường đại học ra ngoại đô, phát triển hệ thống giao thông công cộng, điều chỉnh giờ giấc một số trường học… nhưng hiệu quả thực tế vẫn chưa cao.

Dự án đường vành đai 4 được triển khai với kỳ vọng sẽ giảm tải lưu phương tiện di chuyển từ ngoại tỉnh vào thành phố, qua đó cải thiện giao thông trong nội đô. Ví dụ: Để di chuyển từ Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình sang Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… sau khi đi hết quốc lộ 1A hoặc cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, bạn có thể chọn vành đai 4 thay thế cho vành đai 3, nhờ vậy mà tuyến đường vành đai 3 không quá ùn tắc như hiện tại.

un-tac-giao-thong-ha-noi

Ùn tắc giao thông: Nỗi ám ảnh bao năm qua đối với người dân thủ đô Hà Nội

Kích thích thị trường bất động sản

Ngoài ra, đường vành đai 4 khi hoàn thành sẽ là một “cú hịch mạnh” kích thích thị trường bất động sản Hà Nội, đặc biệt là khu vực phía Tây thành phố. Huyện Đan Phượng, Hoài Đức trong tương lai sẽ là tâm điểm mới của thủ đô, bởi vừa ôm trọn tuyến vành đai 4, vừa được lên quận trong năm 2020 – 2025.

Các dự án nằm trong khu vực này sẽ được hưởng lợi rất lớn, chẳng hạn như khu đô thị Vinhomes Wonder Park nằm tại nút giao giữa vành đai 4 – đại lộ Tây Thăng Long (Huyện Đan Phượng) hay “thành phố thông minh” Vinhomes Smart City nằm trên đại lộ Thăng Long, tuyến đường huyết mạch nối giữa vành đai 3 & vành đai 4 (Đoạn giáp giữa Nam Từ Liêm & Hoài Đức).

vinhomes-smart-city

Sở hữu hệ sinh thái thông minh “có một không hai” cùng vị trí tâm điểm phía Tây Hà Nội, Vinhomes Smart City đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ người dân trên khắp thủ đô

Hiện tại, đất nền dự án đang là dòng sản phẩm được săn đón hàng đầu tại 2 huyện Hoài Đức và Đan Phượng. Biệt thự, liền kề, shophouse tại đây cũng được các nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên 3 dòng sản phẩm này sẽ phù hợp để đầu tư lâu dài, kết hợp kinh doanh + để ở, bởi tính thanh khoản không cao bằng đất nền.

Nhìn chung, vành đai 4 là dự án giao thông quan trọng, không chỉ cải thiện giao thông thành phố, mà còn góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng, đổi mới thủ đô. Sau vành đai 4, Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng đường vành đai 5 và thêm nhiều tuyến giao thông trọng điểm, liên kết thành phố với các tỉnh thành phía Bắc Tổ quốc.